PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS NGỌC THANH GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
PHÒNG GD&ĐT KIM ĐỘNG TRƯỜNG THCS NGỌC THANH
Số: 25/PHCLPT-THCS NT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ngọc Thanh, ngày 5 tháng 2 năm 2015 |
PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS NGỌC THANH
GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
Trường THCS Ngọc Thanh được thành lập từ năm 1968 tiền thân là trường Cấp I; II. Theo tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục năm 1985 trường sát nhập với trường cấp I xã Ngọc Thanh thành trường PTCS xã Ngọc Thanh. Đến năm 1991 trường lại tách ra thành 2 trường là trường Tiểu học Ngọc Thanh và trường THCS Ngọc Thanh với 1 địa điểm trung tại thôn Bằng Duyên Yên – xã Ngọc Thanh. Trong quá trình phát triển và trưởng thành nhà trường đã khẳng định được vị trí quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh trung học cơ sở có đủ phẩm chất đạo đức và trí tuệ tiếp tục học lên lớp trên đạt kết quả tốt. Từ năm 2010 đến nay trường liên tục đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến, nhiều năm đạt danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc cấp tỉnh. Chi bộ nhà trường liên tục đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh. Công đoàn đạt vững mạnh xuất sắc. Các tổ chuyên môn liên tục đạt danh hiệu Tập thể Tổ lao động TTXS. Tổ chức Đoàn – Đội cũng liên tục đạt danh hiệu Vững mạnh xuất sắc. Tháng 12/2007 trường được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
Phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai chiến lược của trường THCS Ngọc Thanh là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết 29 của TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông. Cùng các trường THCS xây dựng ngành giáo dục huyện Kim Động phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.
I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG
Căn cứ Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Giáo dục năm 2009;
Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướngChính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 29, Khóa XI của BCH TW Đảng vể “ Đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo”;
Căn cứ thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
Căn cứ thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Điểm mạnh:
1.1. Về đội ngũ:
- Đội ngũ CBGVNV: Tổng số: 28 (QL: 2, GV: 22, NV: 4), biên chế: 27, hợp đồng: 01
- Trình độ: Đại học 18. Cao đẳng: 06. Trung cấp: 01
- Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Đa số là nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Kết quả đạt được của GV, NV năm học 2014-2015:
+ GV giỏi cấp Huyện: 04
+ CSTĐ: 04
+ LĐTT: 23
1.2. Về học sinh:
- Tổng số học sinh: 285
- Tổng số lớp: 8
* Kết quả xếp loại học lực học sinh:
- Học sinh giỏi toàn diện: 53 em(18.6%)
- Học sinh tiên tiến: 95 em(33%)
* Kết quả học sinh giỏi các cuộc thi
- Học sinh giỏi cấp tỉnh: 02
- Học sinh giỏi cấp huyện: 19. Trong đó có 17 môn văn hoá + 1 GD thể chất + 1 NCKHKT
- Xét tốt nghiệp khối 9 đạt: 100%
- Học sinh thi vào THPT đạt: 55%
2.3. Về cơ sở vật chất:
- Trường đó đạt Chuẩn quốc gia, đạt Kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3.
- Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại
2. Điểm hạn chế.
2.1. Về đội ngũ:
- Một bộ phận học sinh ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện còn yếu, kém, tiến bộ chậm.
- Một bộ phận phụ huynh học sinh việc quan tâm, tạo điều kiện đầu tư cho việc học tập, tu dưỡng của con em còn hạn chế.
- Năm học vẫn có giáo viên nghỉ chế độ thai sản, giáo viên dạy thay kê không có chế độ bồi dưỡng.
- Một số giáo viên trẻ nghỉ chế độ thai sản ảnh hưởng đến sự phân công công việc của nhà trường.
2.2. Chất lượng học sinh: Một bộ phận học sinh ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt. Một số ít PHHS còn chưa quan tâm đến việc học của con em, thiếu hợp tác trong giáo dục học sinh
2.3. Cơ sở vật chất: Thiết bị dạy học, bàn ghế chất lượng thấp, nhà tập đa năng, bãi tập... còn thiếu.
3. Thời cơ.
- Đã có sự tín nhiệm của học sinh và phu huynh học sinh trên địa bàn xã.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt.
- Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.
- Đã đạt trường chuẩn quốc gia.
4. Thách thức:
- Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Chất lượng đầu vào thấp, học sinh khá, giỏi đi học trường THCS Lê Quý Đôn nhiều
5. Xác định các vấn đề ưu tiên.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Thực hiện hiệu quả mô hình trường học mới Vnen
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên(về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực thực tế).
- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.
- Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy.
- Tham mưu cấp trên tăng cường đầu tư CSVC nhà trường theo hướng chuẩn hóa.
II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ.
1. Tầm nhìn.
Trường THCS Ngọc Thanh là một trường chuẩn mực và năng động, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng học tập suốt đời, biết tư duy độc lập và sáng tạo để nâng cao lợi ích bản thân, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
2. Sứ mệnh.
Tạo dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, chăm sóc để phát huy phẩm chất riêng, biết sáng tạo, có năng lực tư duy cho mỗi học sinh.
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.
- Tính hợp tác
- Lòng nhân ái
- Tính sáng tạo
- Lòng tự trọng
- Tính trách nhiệm
- Lòng bao dung
- Khát vọng vươn lên
III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG.
1. Mục tiêu.
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
2. Chỉ tiêu.
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 90%.
- Cán bộ, giáo viên và nhân viên 100% sử dụng thành thạo máy tính, các phần mềm quản lí, dạy học và kiểm tra đánh giá.
- Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 70% .
- Có 100% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên có trình độ Đại học.
2.2. Học sinh
* Qui mô:
- Lớp học: 8 đến 10 lớp.
- Học sinh: 280 đến 350 học sinh.
* Chất lượng học tập:
- Kết quả xếp loại học lực học sinh:
+ Học sinh giỏi toàn diện: 12%
+ Học sinh tiên tiến: 48%
- Kết quả học sinh giỏi các cuộc thi
+ Thi HSG các môn văn hóa cấp huyện: 10 HS
+ Kết quả thi KHKT cấp huyện: Đạt giải ba trở lên
- Tốt nghiệp: 99%
- Thi THPT: Trên 70% số học sinh dự thi.
- Tỉ lệ học sinh lờn lớp sau hè: Trên 98%
* Y tế học đường, an ninh trường học:
+ Trường học sạch sẽ. Chăm sóc sức khỏe tốt. Y tế học đường tốt.
+ Trường học an toàn, không có bạo lực học đường. An ninh trường học xếp loại tốt.
2.3. Cơ sở vật chất.
- Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ, sân trường, nhà vệ sinh học sinh được sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.
- Xây mới hệ thống phòng học bộ môn, phòng đa năng, bãi tập được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.
- Xây dựng môi trường sư phạm“ Xanh - Sạch - Đẹp". Giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia.
3. Phương châm hành động
“Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường
Tư duy giáo dục luôn thay đổi theo nhu cầu xã hội”
IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG.
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh.
- Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
- Mở các hội nghị cấp trường về các chuyên đề như: Dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) cho tất cả các khối lớp
- Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của cán bộ, giáo viên và nhân viên. Thực hiện tinh giảm biên chế đối với những cán bộ, giáo viên , nhân viên có ý thức kỷ luật, có phẩm chất chính trị đạo đức lối sống không tốt, chây lười trong công việc, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
- Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
- Người phụ trách: Hiệu trưởng; kế toán, nhân viên thiết bị.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- Triển khai rộng rói việc ứng dụng cụng nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử…Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.
- Yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc chuyên môn của mình.
- Từng bước trang bị máy tính cho các tổ chuyên môn, khuyến khích cỏn bộ, giáo viên, nhân viên mua sắm máy tính cá nhân.
- Người phụ trách: BGH, tổ công nghệ thông tin.
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.
+ Nguồn lực tài chính: Ngân sách Nhà nước, Ngoài ngân sách, Từ xã hội, PHHS…
+ Nguồn lực vật chất: Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng học bộ môn, phòng làm việc và các công trình phụ trợ. Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học.
- Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Hội CMHS.
6. Xây dựng thương hiệu
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường bằng cách tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân địa phương những thành tích mà nhà trường đã đạt được thông qua các cuộc họp phụ huynh hoặc các cuộc họp với UBND xã về các vấn đề có liên quan đến giáo dục.
- Xác lập tín nhiệm “thương hiệu” cho từng cán bộ giáo viên, nhân viên đối với học sinh và PHHS.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường, bằng các hình thức:
+ Thành lập trang web của nhà trường giúp cho việc tuyên truyền các kế hoạch, kết quả công việc của nhà trường được rộng rãi mọi người biết đến và cũng nhận được ý kiến tham gia của nhiều người
+ Yêu cầu mỗi thành viên trong nhà trường đều nêu cao tinh thần làm chủ, chủ động nắm bắt và tuyên truyền những tin tức tích cực nhất nhằm xây dựng thương hiệu cho nhà trường trong nhân dân, trên trang TTĐT của ngành.
V. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cỏn bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
3.1. Giai đoạn 1: Năm học: 2015 – 2016
3.1.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.
- Cán bộ, giáo viên sử dụng thành thạo máy tính trên 90%.
- Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 60% .
- Có 100% cán bộ quản lý và đội ngũ tổ trưởng, tổ phó, đầu ngành có trình độ đại học. Trên 70% giáo viên và nhân viên có trình độ Đại học.
3.1.2. Học sinh:
* Qui mô:
+ Lớp học: 8 lớp.
+ Học sinh: 280 học sinh.
* Chất lượng học tập:
- Kết quả xếp loại học lực học sinh:
+ Học sinh giỏi toàn diện: 12%
+ Học sinh tiên tiến: 48%
- Kết quả học sinh giỏi các cuộc thi
+ Thi HSG các môn văn hóa cấp huyện: 10 HS
+ Kết quả thi KHKT cấp huyện: Đạt giải ba trở lên
- Tốt nghiệp: 99%
- Thi THPT: Trên 60% số học sinh dự thi.
- Tỉ lệ học sinh lờn lớp sau hè: Trên 98%
- Y tế học đường, an ninh trường học:
+ Trường học sạch sẽ. Chăm sóc sức khỏe tốt. Y tế học đường tốt.
+ Trường học an toàn. An ninh trường học xếp loại tốt.
3.1.3. Cơ sở vật chất.
- Phòng học, phòng làm việc, được sửa chữa nâng cấp.
- Trang bị mới phòng học ngoại ngữ đạt chuẩn.
- Xây dựng môi trường sư phạm“ Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn".
3.2.Giai đoạn 2: Năm học: 2016-2017, 2017-2018.
3.2.1 Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 85%.
- Cán bộ, giáo viên 100% sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm quản lí, dạy học, kiểm tra đánh giá.
- Số tiết dạy sử dụng cụng nghệ thông tin trên 70% .
- Có 70% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ Đại học.
3.2.2. Học sinh
* Qui mô:
+ Lớp học: 10 lớp.
+ Học sinh: 320 học sinh.
* Chất lượng học tập:
- Kết quả xếp loại học lực học sinh:
+ Học sinh giỏi: 12%
+ Học sinh khá: 50%
- Kết quả học sinh giỏi các cuộc thi
+ Thi HSG các môn văn hóa cấp huyện: Trên 10 HS
+ Kết quả thi KHKT cấp huyện: Đạt giải ba trở lên
- Tốt nghiệp: Trên 98%
- Thi THPT: Trên 65% số học sinh dự thi.
- Tỉ lệ học sinh lên lớp sau hè: Trên 98%
- Y tế học đường, an ninh trường học:
+ Trường học sạch sẽ. Chăm sóc sức khỏe tốt. Y tế học đường tốt.
+ Trường học an toàn. An ninh trường học xếp loại tốt.
3.2.3. Cơ sở vật chất.
- Phòng học, sân chơi, nhà vệ sinh học sinh, tường bao, vườn sinh học được xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp theo hướng trường chuẩn quốc gia.
- Xây dựng môi trường sư phạm“ Xanh - Sạch - Đẹp".
3.3. Giai đoạn 3: Năm học: 2018 – 2019, 2019-2020.
3.3.1 Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 85%.
- Cán bộ, giáo viên 100% sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm quản lí, dạy học, kiểm tra đánh giá.
- Số tiết dạy sử dụng cụng nghệ thông tin trên 75% .
- Có 90% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ Đại học.
3.2.2. Học sinh
* Qui mô:
+ Lớp học: 10 lớp.
+ Học sinh: 350 học sinh.
* Chất lượng học tập:
- Kết quả xếp loại học lực học sinh:
+ Học sinh giỏi: 12%
+ Học sinh khá: 52%
- Kết quả học sinh giỏi các cuộc thi
+ Thi HSG các môn văn hóa cấp huyện: Trên 10 HS
+ Kết quả thi KHKT cấp huyện: Đạt giải ba trở lên
- Tốt nghiệp: Trên 98%
- Thi THPT: Trên 70% số học sinh dự thi.
- Tỉ lệ học sinh lên lớp sau hè: Trên 98%
* Y tế học đường, an ninh trường học:
+ Trường học sạch sẽ. Chăm sóc sức khỏe tốt. Y tế học đường tốt.
+ Trường học an toàn, không có bạo lực học đường. An ninh trường học xếp loại tốt.
3.2.3. Cơ sở vật chất.
- Phòng học, sân chơi, nhà vệ sinh học sinh, tường bao, vườn sinh học tiếp tục được xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp theo theo tiêu chuẩn.
- Xây dựng môi trường sư phạm“ Xanh - Sạch - Đẹp".
- Duy trì các tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Xây dựng môi trường sư phạm“ Xanh - Sạch - Đẹp-An toàn".
4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
5. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
6. Đối với Tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
Nơi nhận: - Lưu VT. |
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT KIM ĐỘNG
|